Một số giải pháp tổ chức học thông qua chơi nhăm tạo hứng thú cho học sinh qua môn Toán ở lớp 4
Ngày đăng: 29/06/2025 18:05
Ngày đăng: 29/06/2025 18:05
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn biện pháp
Dự án “Lồng ghép Học thông qua Chơi vào giáo dục tiểu học” (iPLAY Việt Nam) chính thức khởi động từ tháng 12/2019 với sự hợp tác của VVOB tại Việt Nam và Bộ GD&ĐT. Dự án hướng tới nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá HS thông qua việc lồng ghép Học thông qua Chơi vào quá trình tổ chức dạy học, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhằm đạt mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS tiểu học.
Đối với việc lồng ghép trò chơi vào trong các môn học để dạy học phát triển năng lực học sinh thì trong nhắng năm qua bản thân tôi đã áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng chưa được thường xuyên và đôi khi chưa phát huy được tính chủ động của học. Sau khi được tập huấn chương trình học thông qua chơi này, tôi muốn thay đổi phương pháp lồng ghép Học thông qua chơi vào quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập hứng thú và hiệu quả hơn. Một trong những môn học chủ lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 4 là môn Toán. Nhưng vì nội dung chương trình khá khó và cần ghi nhớ công thức nhiều nên các em thường hay nản hoặc thiếu tập trung. Việc tăng cường các tiết học Toán thông qua chơi sẽ giúp các em phấn khởi hơn, hứng thú hơn trong học Toán. Từ đó sẽ giúp các em phát triển các phẩm chất, năng lực của bản thân.
Nhận thức được vấn đề trên, nên ngay sau khi nhận lớp. Tôi đã xem rất nhiều tài liệu có liên quan đến cách dạy học thông qua chơi này, với mong muốn sẽ tổ chức dạy một cách khoa học và mang lại hiệu quả cao nhất cho học sinh. Sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi từ nhiều nguồn học liệu khác nhau tôi đã tìm ra một trong những yếu tố góp phần nên thành công trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đó là tổ chức lồng ghép một phần hoặc toàn phần trong các tiết dạy môn Toán dưới hình thức chơi có định hướng. Chơi có định hướng là chơi có sự tổ chức của giáo viên, học sinh tham gia để vui vẻ hơn, hứng thú hơn đồng thời phát triển các kiến thức kĩ năng cần đạt của tiết học. Những loại trò chơi được lồng ghéo một cách khoa học trong các tiết dạy như: chơi để khởi động bài học, chơi để luyện lập hiến thức và chơi để vận dụng bài học vào thực tiễn.
Trên tinh thần đó năm học này tôi quyết định chia sẻ những kinh nghiệm vừa qua của bản thân thông qua biện pháp giáo dục với tên gọi: “Một số giải pháp tổ chức học thông qua chơi nhăm tạo hứng thú cho học sinh qua môn Toán ở lớp 4” làm nội dung nghiên cứu.
2. Đặc điểm của giải pháp.
Học thông qua chơi có 5 đặc điểm cơ bản:
- Hứng thú: Đây là đặc trưng điển hình của Chơi – học sinh hứng thú được tham gia chơi, được trải nghiệm những khoảnh khắc hồi hộp, ngạc nhiên, phấn khích hay vui sướng khi mình vượt qua các thử thách. Khi HS được học tập vui vẻ, các em sẽ hứng thú hơn với việc học, từ đó chủ động và tự nguyện tham gia cùng bạn và giáo viên.
- Tham gia tích cực: Học thông qua chơi (HTQC) luôn đòi hỏi HS phải được tham gia vào quá trình hoạt động. Tính tích cực được thể hiện khi các em say sưa và tập trung cao độ vào hoạt động học tập.
- Có ý nghĩa: Trong quá trình học, học sinh có cơ hội liên hệ những điều em đã biết, đã trải qua với những gì em đang học. Bên cạnh đó, học sinh có cơ hội mở rộng hiểu biết của mình thông qua các hoạt động trải nghiệm, thực hành gắn với thực tiễn cuộc sống.
- Có nhiều cơ hội thử nghiệm (có cơ hội được lặp đi lặp lại): học sinh có thể thử nghiệm nhiều khả năng khác nhau để trả lời câu hỏi mà em đang tìm hiểu và đưa ra các giả thuyết, tiếp tục đặt câu hỏi tiếp theo.
- Tương tác xã hội: Thể hiện qua việc HS được nói, trình bày chia sẻ với bạn, lắng nghe bạn nói, chia sẻ với GV, hợp tác cùng bạn để thao tác trên các đồ dùng, phương tiện học tập.
3. Những điểm mới trong giải pháp:
- Biện pháp đã bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018 để tích hợp các nội dung dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực giúp các em có hứng thú học toán để từ đó các em sẽ học tốt môn Toán.
- Biện pháp đã ứng dụng chương trình học thông qua chơi để tạo sự hứng thú tích cực trong học tập môn Toán cho học sinh.
- Vận dụng một số trò chơi trong phần mềm PowerPoint để lồng ghép vào trong một số bài dạy nhằm tạo cho các em không khí vui vẻ, tự giác học tập môn Toán.
- Biện pháp hướng tới giáo dục trong sáng lành mạnh, tạo điều kiện để học sinh tự chủ, tự học, biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn.
II. PHẦN NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận:
Đổi mới mục tiêu của Chương trình GDPT 2018 ở Tiểu học đặt ra các yêu cầu tất yếu phải thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã quán triệt rõ những yêu cầu đó, cụ thể, thực hiện đổi mới phương thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển PC, NL của HS; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; khuyến khích giáo dục STEM và STEAM trong giáo dục tiểu học; khuyến khích GV vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như dạy học theo dự án, sơ đồ tư duy,… vào dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
Chính vì vậy học thông qua chơi (HTQC) giúp học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ ý kiến, thực hành và được lựa chọn nội dung, cách thức học thì các em sẽ học sâu hơn, hứng thú hơn và có được các kĩ năng thiết thực phục vụ cho cuộc sống từ đó phát triển phẩm chất và năng lực của bản thân. HTQC gần gũi và có nhiều điểm tương đồng với dạy học tích cực khi cùng chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của HS dựa trên việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học. Tuy nhiên, HTQC nhấn mạnh đến việc tạo cơ hội cho học sinh được tham gia trong môi trường học tập vui vẻ. Như vậy, HTQC cần được hiểu như một cách tiếp cận giáo dục bao gồm những lí luận, quan điểm, cách thức tiến hành đa dạng trong thực tế, mà không chỉ là phương pháp hay kĩ thuật dạy học cụ thể như phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp đóng vai... Với cách tiếp cận trong tài liệu này, GV sẽ hiểu HTQC là gì, nhận biết được giá trị của Chơi và sử dụng nó như một công cụ hữu hiệu để vận dụng trong dạy học; từ đó thay đổi nhận thức về HTQC. GV cần tin tưởng vào khả năng của HS và tạo cơ hội để các em phát huy khả năng tư duy, chủ động trong hoạt động thay vì luôn được hướng dẫn chi tiết, dẫn dắt cụ thể và giải thích cặn kẽ. Học và chơi không tách rời nhau. Khi tham gia các hoạt động chơi, đặc biệt là các hoạt động chơi có chủ đích, HS sẽ học hỏi được cả các nội dung học thuật lẫn phát triển các kĩ năng đa dạng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
2. Cơ sở thực tiễn.
Ở môn Toán lớp 4 mới gômd 3 mạch kiến thức:
1. Số và phép tính.
2. Hình học và đo lường.
3. Một số yếu tố thống kê và Xác xuất.
Với những mạch kiến thức trọng điểm đó nhằm mục đích hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của Toán học, của các lĩnh vực khoa học khác có liên quan cũng như đạt được các kỹ năng thực hành cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, là công cụ quan trọng cho việc xây dựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực. Một mục tiêu quan trọng của việc học toán là tạo ra cho HS khả năng suy luận suy diễn, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và việc hình thành khả năng sử dụng các thuật toán.
Với mục tiêu và nhiệm vụ đó thì việc giáo viên lồng ghép hoặc tổ chức học thông qua chơi sẽ góp phần phát triển nhận thức của học sinh. Khi HS chơi với các thẻ chữ, que đếm, thực hiện các hoạt động phân loại; sử dụng vốn từ vựng phong phú, luyện viết…các em sẽ có nhiều cơ hội hình thành và phát triển NL nhận thức khoa học và các kĩ năng phục vụ cho việc học. HTQC góp phần phát triển tư duy sáng tạo của HS. Các hoạt động như sắm vai, vẽ tranh, kể chuyện, trò chơi và hoạt động sáng tạo cũng như thử nghiệm sẽ tạo cho HS một không gian rộng mở để các em tưởng tượng và đưa ra những ý tưởng mới. Bằng cách cho HS cơ hội hỏi “Nếu ... thì?”, GV sẽ giúp HS tưởng tượng những khả năng mới, xác định vấn đề và đưa ra các cách giải quyết. HTQC góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội. Khi HTQC, HS được cùng chơi, cùng học với bạn từ đó hiểu rõ nhau hơn. HS học cách đọc tín hiệu qua ánh mắt, hành vi, cử chỉ của bạn; lắng nghe và tiếp nhận quan điểm của người khác - tất cả điều này giúp phát triển sự đồng cảm của các em. HS học cách chia sẻ ý tưởng, thể hiện bản thân, thương lượng và đạt được thỏa hiệp khi chơi với bạn. Khi chơi, HS biết cách cân bằng giữa sự tự chủ và sự phụ thuộc lẫn nhau trong nhóm bạn chơi cùng. HTQC góp phần phát triển cảm xúc của HS. Bước vào cấp Tiểu học, HS phải học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. HTQC sẽ giúp HS có động lực, biết tuân thủ các quy tắc và tập trung vào nhiệm vụ được giao. Khi chơi, các em tự chịu trách nhiệm, tự xác định thời gian, đưa ra cách chơi, luật chơi… HTQC giúp HS khám phá và tìm hiểu về kiến thức đồng thời giúp phát triển khả năng tự điều chỉnh và tự chủ của các em. HTQC góp phần phát triển thể chất cho HS. Chơi hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của HS trong khi sức khoẻ thể chất và tinh thần là nền tảng cho học tập hiệu quả. Khi chơi, các em có cơ hội phát triển khả năng kiểm soát cơ vận động, khả năng phối hợp, phản xạ và nhận thức được khả năng và giới hạn của cơ thể mình. Hơn nữa, chơi - cho dù là leo trèo, chạy, nhảy hay chơi trò đuổi bắt, đều là tạo cơ hội giúp các em thử những điều mới và đạt đích mới.
3. Thực trạng của biện pháp.
Trong những năm qua, việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của giáo viên đã được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm và triển khai tập huấn. Trang thiết bị dạy học có sử dụng CNTT như laptop, máy chiếu đã được trang bị để giáo viên thực hiện dạy các bài trình chiếu. Còn trong dạy học bình thường nhà trường cũng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sáng tạo trong các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với đặc thù môn học và đặc biệt luôn bám sát đúng chương trình và mục tiêu bài học. Tuy nhiên với nhiều lý do khác nhau nên chất lượng cũng như số lượng về thể loại này chưa được phong phú và đa dạng.
Do chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới áp dụng được một thời gian ngắn nên đa số giáo viên còn bỡ ngỡ trước các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có nội ung học thông qua chơi. Giáo viên đã có áp dụng một số trò chơi để lồng ghép trong các tiết học toán nhưng số lượng trò chơi ít, cách thức tổ chức chơi còn đơn điệu, mang tính rặp khuôn, chưa có sáng tạo trong các tiết học nên học sinh vẫn thường nhanh chán hoặc thiếu tích cực trong các tiết học tăng cường.
Để có cái nhìn tổng thể trước khi áp dụng biện pháp, tôi đã khảo sát bằng hỏi đáp về sở thích của các em nếu học có trò chơi và nhận được kết quả như sau:
TSHS |
HỌC CÓ TRÒ CHƠI |
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT KHÁC |
|
Thích |
Không thích |
||
35 |
32 |
3 |
|
Như vậy qua bảng khảo sát trên đã giúp tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi lồng ghép vào trong một số tiết dạy là hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Chính vì thế việc được thầy, cô dạy học vui, có trò chơi thay đổi không khí căng thẳng mà lại thêm phần dễ hiểu thì không còn gì thích hơn. Chính vì vậy vai trò chủa biện pháp này là tạo cho học sinh không khí học tập vui vẻ, phấn khởi, học tập tích cực và tự giác để phát huy năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
4. Thuận lợi
Năm học 2023 – 2024, khi chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng vào lớp 4 thì mọi thứ trong dạy học đều phải thay đổi một cách toàn diện. Thay đổi từ chương trình, sách giáo khoa đến cả phương pháp dạy học. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã tập huấn chuyên môn cho giáo viên dạy lớp 4. Tiếp đó cử giáo viên lớp 4 tham gia tập huấn sách giáo khoa. Bên cạnh đó nhà trường cũng trang bị một số cơ sở vật chất để giáo viên thực hiện dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực.
Đội ngũ giáo viên khoẻ, trẻ, năng động và nhiệt tình nên rất dễ tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018. Có trình độ CNTT cơ bản, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành.
Một thuận lợi nữa là phía các gia đình phụ huynh học sinh cũng rất ủng hộ với chương trình giáo dục mới của nhà trường và đã sắm sửa đầy đủ sách vở và một số đồ dùng học tập để con em tham gia học theo quy định. Các gia đình luôn hợp tác chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ con cái khi ở nhà.
Đối tượng các em học sinh đều ngoan, biết vâng lời thầy cô nên giáo viên rất dễ tiếp cận các em và triển khai đầy đủ các phương pháp dạy học theo phát triển PCNL đã quy định.
1.2. Khó khăn
Nhưng bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó thì quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài này tôi cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể:
- Chương trình học thông qua chơi còn mới mẻ, chưa áp dụng đại trà nên giáo viên còn bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm tổ chức.
- Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao của giáo viên còn hạn chế nên chưa tạo được nhiều trò chơi hiện đại để thu hút các em.
- Một số em chưa chăm học, thiếu tập trung trong tiết học nên việc áp dụng trò chơi trong một số tiết học chưa hoàn thhiện.
- Khi chơi học sinh thường gây ồn ào, giáo viên khó quản lý nên lớp dễ bị ồn ào trong tiết học.
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Việc tổ chức học thông qua chơi được tôi thực hiện tại các tiết học toán. Mõi tiết học là một hình thức tổ chức khác nhau nhằm tạo nên sự hấp dẫn mới lại và thu hút các em phấn khởi, hứng thú học toán. Tất cả các hình thức tổ chức đều được thực hiện theo dạng chơi có định hướng. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm của học sinh, tôi không tổ chức cả một trò chơi trong tiết học mà tôi chỉ thực hiện lồng ghép vào một hoạt động dựa trên nội dung của bào học đó để thiết kế phù hợp nhằm đảm bảo thời gian cũng như kiến thức để các em học tập hài hòa, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Nếu giáo viên không nắm được điều này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em: Một là các em chơi nhiều dẫn đến sa đà, thiếu nghiên cứu, và tập trung mục tiêu bài học. hai là chơi nhiều các em sẽ nhàm chán và hiệu quả vận dụng của giáo viên cũng k đạt yêu cầu. Vì vậy tôi đã vận dụng một cách linh hoạt học thông qua chơi vào các hoạt động tiết học toán như sau:
1. Tổ chức học thông qua chơi qua phần khởi động bài học.
…………………………….
2. Tổ chức hoạt động thông qua chơi trong phần thực hành.
………………………….
3. Tổ chức hoạt động thông qua chơi trong hoạt động vận dụng.
……………………
Phát huy tinh thần chăm chỉ để học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 qua một số giải pháp
29/06/2025 17:59
Phát huy tinh thần chăm chỉ để học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 qua một số giải pháp
Nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong tiết đọc của môn Tiếng Việt
29/06/2025 18:01
Nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong tiết đọc của môn Tiếng Việt
29/06/2025 18:15
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để dạy môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát triển năng lực học sinh
Một số giải pháp phát huy tính tự giác học tập Toán cho học sinh lớp 4 trường tiểu học
29/06/2025 18:19
Một số giải pháp phát huy tính tự giác học tập Toán cho học sinh lớp 4 trường tiểu học
29/06/2025 18:23
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở lớp 4 nhằm tăng cường hứng thú để học sinh học tốt môn Toán
29/06/2025 18:24
CNTT trong giờ học Luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú để phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 4