Nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong tiết đọc của môn Tiếng Việt
Ngày đăng: 29/06/2025 18:01
Ngày đăng: 29/06/2025 18:01
I. PHẦN MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn biện pháp.
Đọc diễn cảm ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng có vai trò giúp các em cảm thụ được những cái hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Ngoài ra môn tập đọc còn có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục tình cảm cho học sinh của lứa tuổi tiểu học. Qua phân môn tập đọc các em được tiếp xúc với những áng văn, áng thơ hay chọn lọc dạy trong chương trình. Học sinh được tiếp xúc với thế giới muôn hình, muôn vẻ ở xung quanh qua nghệ thuật ngôn từ. Từ đó làm cho học sinh cảm nhận được vẻ tinh túy của thế giới đó bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. Việc dạy cho học sinh biết đọc diễn cảm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên. Bằng nhiều phương pháp cũng như kĩ thuật hay hình thức tổ chức dạy học phù hợp đặc điểm với tâm sinh lí lúa tuổi để phát triển kĩ năng này cho các em. Tuy nhiên một thực tế hiện nay, tỉ lệ học sinh biết đọc diễn cảm một cách tự nhiên ở lớp 4 còn rất nhiều hạn chế, có nhiều lí do khách quan và chủ quan.
Tại trường tiểu học ………. Là một đơn vị trong nhièu năm qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường thì công tác dạy và học luôn được nâng cao. Vì thế mà việc dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực được thầy và trò của trường triển khai thực hiện một cách bài bản đảm bảo đúng thông tư 32 của Bộ giáo dục và Đào tạo. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tập huấn sách giáo khoa, tập huấn chuyên môn, các các nội dung liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bên cạnh đó nhà trường cũng đã mua sắp trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu dạy học mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với cá nhân tôi, sau khi nhận nhiệm vụ dạy lớp 4 năm học này, tuy ban đầu còn có nhiều bỡ ngỡ với cách dạy học mới. Nhưng với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân tôi đã từng bước bắt nhịp được với các phương pháp và kĩ thuật day học mới. bên cạnh đó sau một thời gian dạy và theo dõi học sinh trong lớp tôi có rất nhiều em chưa biết đọc diễn cảm, chưa thể hiện được cách đọc cảm thụ ý nghĩa và giá trị của nội dung và đọc. Đây là một hạn chế làm tôi rất băn khoăn nên tôi đã bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp, các bước tổ chức phù hợp để mong sao khắc phục được hạn chế này cho các em. Do đó trong năm học này tôi quyết định chia sẻ những kinh nghiệm vừa qua của bản thân thông qua đề tài với tên gọi: “Nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong tiết đọc của môn Tiếng Việt” làm nội dung nghiên cứu.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thuận lợi
Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã tập huấn chuyên môn cho giáo viên dạy lớp 4. Tiếp đó cử giáo viên lớp 4 tham gia tập huấn sách giáo khoa. Bên cạnh đó nhà trường cũng trang bị một số cơ sở vật chất để giáo viên thực hiện dạy học theo phát triển phẩm chất năng lực.
Đội ngũ giáo viên khoẻ, trẻ, năng động và nhiệt tình nên rất dễ tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đa số các gia đình phụ huynh học sinh cũng rất ủng hộ với chương trình giáo dục mới của nhà trường và đã sắm sửa đầy đủ sách vở và một số đồ dùng học tập để con em tham gia học theo quy định. Các gia đình luôn hợp tác chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để giúp đỡ con cái khi ở nhà.
Đa số các em học sinh đều ngoan, biết vâng lời thầy cô nên giáo viên rất dễ tiếp cận các em và triển khai đầy đủ các phương pháp dạy học theo phát triển PCNL đã quy định.
2.2. Khó khăn
- Kĩ năng đọc diễn cảm của nhiều em còn yếu, các em chưa biết diễn đạt cử chỉ, thái độ, giọng điệu khi đọc.
- Nhiều em chưa tập trung chú ý và có thái độ tích cực trong luyện đọc diễn cảm nên thời gian đầu chưa thực hiện tốt kĩ năng này.
- Một số em ở nhà chưa chịu khó luyện tập thêm để tăng cường kĩ năng đọc diễn cảm. Một số gia đình chưa quan tâm nên chưa hỗ trợ được các cháu khi ở nhà.
- Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương nên nhiều em đọc bị ảnh hưởng nên kĩ năng đọc diễn cảm chưa đạt yêu cầu.
1.3 Khảo sát thực trạng
Để có cái nhìn tổng quát về tính khả thi trước khi thực hiện đề tài. Tôi đã khảo sát bằng hình thức đánh giá qua trao đổi, theo dõi hồ sơ học tập, sinh hoạt nhóm của các em để xác định kĩ năng đọc diễn cảm của các em đã đạt ở mức nào để từ đó tôi có cái nhìn tổng thể và xây dựng những phương pháp dạy học phù hợp nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em:
TSHS |
Đọc diễn cảm tốt |
Đọc diễn cảm ở mức đạt |
Đọc diễn cảm chưa tốt |
|||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
35 |
15 |
|
10 |
|
5 |
|
Như vậy qua bảng khảo sát trên đã giúp tôi nhận thấy kĩ đọc tốt đang ở mức khiêm tốn, trong khi đó số em ở mức chưa tốt vẫn chiếm tỷ lệ tương đối cao. Vì thế việc thay đổi phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cần phải làm ngay.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
Giải pháp 1: Phát triển kĩ năng đọc đúng tiến tới đọc diễn cảm cho học sinh.
……………………………………..
Giải pháp 2: Tăng cường tích hợp trò chơi để phát triển kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
………………………
Giải pháp 3: Tăng cường luyện đọc theo nhóm để khích lệ học sinh tích cực đọc diễn cảm.
……………………………
Giải pháp 4: Tổ chức thi đọc để khích lệ học sinh tăng cường đọc diễn cảm
……………………………..
Phát huy tinh thần chăm chỉ để học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 qua một số giải pháp
29/06/2025 17:59
Phát huy tinh thần chăm chỉ để học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 qua một số giải pháp
Một số giải pháp tổ chức học thông qua chơi nhăm tạo hứng thú cho học sinh qua môn Toán ở lớp 4
29/06/2025 18:05
Một số giải pháp tổ chức học thông qua chơi nhăm tạo hứng thú cho học sinh qua môn Toán ở lớp 4
29/06/2025 18:15
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực để dạy môn Khoa học lớp 4 theo hướng phát triển năng lực học sinh
Một số giải pháp phát huy tính tự giác học tập Toán cho học sinh lớp 4 trường tiểu học
29/06/2025 18:19
Một số giải pháp phát huy tính tự giác học tập Toán cho học sinh lớp 4 trường tiểu học
29/06/2025 18:23
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán ở lớp 4 nhằm tăng cường hứng thú để học sinh học tốt môn Toán
29/06/2025 18:24
CNTT trong giờ học Luyện từ và câu nhằm tạo hứng thú để phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh lớp 4